SẢN PHẨM
VIDEO CLIPS
Video
Toyota Sông Lam Nghệ An
Hôm nay: 208 | Tất cả: 373,913
DỊCH VỤ
LÁI XE AN TOÀN | KIẾN THỨC VỀ Ô TÔ
Tìm hiểu hệ thống cân bằng điện tử ESP
Tin đăng ngày: 23/5/2015 - Xem: 1919
 

Một trang thiết bị đang trở thanh tiêu chuẩn tối thiểu cho một mẫu xe cao cấp, đó chính là hệ thống cân bằng điện tử ESP (Electronic Stability Program).

Trong suốt quá trình điều khiển xe, mọi hoạt động đều được cảm biến ghi lại và truyền về liên tục cho hệ thống điều khiển trung tâm, để so sánh với những chương trình đã tính toán từ trước. Nếu đột nhiên có hiện tượng bất thường xảy ra như xe đi chệch quỹ đạo ở tốc độ cao hay vào cua bị phanh gấp thì ngay lập tức hệ thống ESP sẽ hoạt động theo những chương trình đã được cài đặt. Lúc này cơ cấu điều khiển thủy lực trong hệ thống sẽ thông qua chương trình điện tử can thiệp vào hệ thống chống bó cứng phanh ABS, nhằm điều chỉnh góc xoay và tốc độ của từng bánh xe sao cho cân bằng với góc trượt quán tính của xe. Ngoài ra cơ cấu này sẽ tự động giảm công suất tức thời động cơ điều khiển giảm tốc độ vòng quay tại các bánh đến khi bánh xe đủ độ bám đường cần thiết, đưa xe về vùng làm việc an toàn. Nhờ vậy mà xe không thể bị chệch hướng đột ngột hay lật xe.
 

Đôi nét về sự phát triển của hệ thống:

Hệ thống cân bằng điện từ xuất hiện lần đầu tiên trên 2 chiếc xe của BMW năm 1995, đó là 750iL và 850Ci với động cơ trang bị trên xe là 5.4L V12. Hệ thống cân bằng điện tử này lấy tên là DSC (Dynamic Stability Control) và được sản xuất bởi Bosch - một hãng nổi tiếng trong lĩnh vực thiết bị cơ khí và điều khiển điện tử của Đức. Hệ thống được trang bị cảm biến tại các bánh xe với tấn số 50 lần mỗi giây.

Một năm sau khi hệ thống cân bằng điện tử ra đời, Mercedes-Benz cũng bắt đầu ứng dụng công nghệ này lên mẫu xe của mình và lấy tên là ESP. Mẫu xe đầu tiên của Mercedes-Benz lắp đặt hệ thống cân bằng điện tử là S600. Cũng giống như BMW, Mercedes chọn đối tác cung cấp hệ thống là Bosch và tự mình đưa ra những quy định về những ngưỡng giá trị tối đa trước khi hệ thống ESP hoạt động. Nhưng một điểm nổi bật hơn trong hệ thống ESP của Mercedes là khả năng nhanh chóng lấy lại vị trí ổn định của xe sau khi ESP hoạt động.

Năm 1997, Cadillac công bố hệ thống cân bằng điện tử của mình với cái tên STS (StabiliTrak stability). Giống như hệ thống của BMW và Mercedes, Cadillac sử dụng 3 vị trí cảm biến, đó là cảm biến góc lái, cảm biến hướng của xe và cảm biến tốc độ bánh xe. Năm 1998, Lexus đưa ra cái tên VSC (Vehicle Stability Control) cho hệ thống cân bằng điện tử của mình. Ngoài việc trang bị các cảm biến như Cadillac hay Mercedes, Lexus lắp thêm cảm biến đo áp suất phanh nhằm phối hợp với hệ thống phân bổ lực phanh EBD, giúp xe đạt trạng thái ổn định nhất.

Cách đây không lâu NHTSA (Ủy ban an toàn giao thông quốc gia Hoa Kỳ) ước lượng mức giá cho việc lắp đặt hệ thống ESP trên 1 xe là 111 USD, tất nhiên là mẫu xe đó đã được trang bị hệ thống phanh ABS. Nhưng trên thực tế mỗi xe sẽ phải chi phí thêm từ 300-800 USD khi lắp đặt thêm hệ thống cân bằng điện tử.

Còn tại Việt Nam, “giới chơi xe” cũng dựa vào trang bị này để so sánh sự cao thấp giữa 2 xe với nhau. Nếu cắt đi hệ thống cân bằng điện tử ESP, giá thành của một xe nhập về Việt Nam có thể giảm được 1000 USD trở lên,tính tại thời điểm năm 2007.

Thống kê trang bị cân bằng điện tử của các hãng lớn trên thế giới:

* Acura: Vehicle Stability Assist (VSA)
* Alfa Romeo: Vehicle Dynamic Control (VDC)
* Audi: Electronic Stabilization Program (ESP)
* Buick: StabiliTrak (STS)
* BMW: Dynamic Stability Control (DSC), bao gồm cả Dynamic Traction Control (DTC)
* Cadillac: All-Speed Traction Control & StabiliTrak (STS)
* Chevrolet: StabiliTrak (STS)
* Chrysler: Electronic Stability Program (ESP)
* Dodge: Electronic Stability Program (ESP)
* Fiat: Electronic Stability Program (ESP) và Vehicle Dynamic Control (VDC)
* Ferrari: Controllo Stabilita (CST)
* Ford: AdvanceTrac and Interactive Vehicle Dynamics (IVD)
* GM: StabiliTrak (STS)
* Hyundai: Electronic Stability Program (ESP)
* Honda: Electronic Stability Control (ESC) và Electronic Stability Program (ESP)
* Infiniti: Vehicle Dynamic Control (VDC)
* Jaguar: Dynamic Stability Control (DSC)
* Jeep: Electronic Stability Program (ESP)
* Kia: Electronic Stability Program (ESP)
* Land Rover: Dynamic Stability Control (DSC)
* Lexus: Vehicle Stability Control (VSC)
* Maserati: Maserati Stability Program (MSP)
* Mazda: Dynamic Stability Control (DSC)
* Mercedes: Electronic Stability Program (ESP)
* MINI Cooper: Dynamic Stability Control
* Nissan: Vehicle Dynamic Control (VDC)
* Opel: Electronic Stability Program (ESP)
* Peugeot: Electronic Stability Program (ESP)
* Porsche: Porsche Stability Management (PSM)
* Renault: Electronic Stability Program (ESP)
* Rover: Dynamic Stability Control (DSC)
* Saab: Electronic Stability Program
* Subaru: Vehicle Dynamics Control Systems (VDCS)
* Suzuki: Electronic Stability Program (ESP)
* Toyota: Vehicle Stability Control (VSC)
* Volvo: Dynamic Stability và Traction Control (DSTC)
* VW: Electronic Stability Program (ESP)

Lái xe an toàn khác:
Túi khí ôtô: “Không phải cứ đâm là nổ” (3/11/2017)
Bạn biết gì về túi khí trên xe ô tô? (6/9/2017)
Tầm quan trọng của cần gạt nước khi trời mưa (23/5/2015)
Kỹ thuật lái xe xuống đèo, dốc (23/5/2015)
Căn khoảng trống khi lái xe (23/5/2015)
Kỹ thuật cầm vô-lăng cơ bản (23/5/2015)
Tốc độ an toàn khi lái xe (23/5/2015)
Kỹ thuật quan sát khi lái xe (23/5/2015)
Xử lý tình huống nguy hiểm khi lái xe (23/5/2015)
Ý nghĩa của mô-men xoắn (23/5/2015)
Tìm hiểu hệ thống cân bằng điện tử ESP (23/5/2015)
Camera tiến: Giải pháp cứu "lái non" (23/5/2015)
Tại sao lốp xe có màu đen? (23/5/2015)
Mẹo chống mất trộm lốp ôtô (23/5/2015)
6 nguyên nhân gây hiện tượng xe ô tô bị " ngốn" nhiều xăng? (23/5/2015)
Xe Toyota bùng nổ ưu đãi Tháng 9 – Thời điểm vàng xuống tiền mua xe Toyota
Dỡ bỏ biển cấm dừng, cấm đỗ xe trên đường Lê Mao (TP Vinh)
Túi khí ôtô: “Không phải cứ đâm là nổ”
Kỹ thuật lái xe xuống đèo, dốc
Căn khoảng trống khi lái xe
Kỹ thuật cầm vô-lăng cơ bản
Tốc độ an toàn khi lái xe
Kỹ thuật quan sát khi lái xe
Xử lý tình huống nguy hiểm khi lái xe
Mẹo chống mất trộm lốp ôtô
6 nguyên nhân gây hiện tượng xe ô tô bị " ngốn" nhiều xăng?
Những điều cần biết Máy lạnh trong xe hơi
Những thuật ngữ ô tô thường gặp
Mẹo sử dụng ghế xe hơi an toàn
Điểm mù khi điều khiển ô tô và biện pháp hạn chế
 
Đại lý Toyota Sông Lam 
Đường 72M đại lộ Vinh - Cửa Lò
Điện thoại:  0912.511.522
Email: [email protected]
Website: http://toyotavinhnghean.com
Chat hỗ trợ
Chat ngay

0912511522